Hàng FCL và LCL là gì và sự khác biệt

Hàng FCL là gì

FCL là viết tắt của từ full container load, là hàng hóa của chủ hàng được vận chuyển trong 1 container và không phải xếp chung hàng với chủ hàng khác. Trong vận chuyển hàng xuất khẩu hay hàng có số lượng, khối lượng lớn thì phương pháp vận chuyển fcl mang lại sự an toàn và hiệu quả hơn.
 

Những thủ tục gửi hàng FCL

Người chủ hàng hoặc người có yêu cầu chở hàng FCL sẽ liên hệ các đơn vị vận tải để thuê dịch vụ cũng như các container rỗng. Hàng hóa được sắp xếp đầy và chèn cẩn thận tránh xê dịch trong quá trình vận chuyển, container được niêm phong trước khi vận chuyển.
 
Người thuê chở hàng FCL thanh toán các khoản phí vận chuyển, chi phí cho các thủ tục hải quan cần thiết, các chi phí khác được tính đến trong khi vận chuyển hàng FCL như phí bốc dỡ, phụ phí xăng dầu.
 
Người vận chuyển cần có trách nhiệm vận chuyển hàng tới địa điểm yêu cầu, đảm bảo hàng hóa không bị mất, bị tháo dỡ trong quá trình vận chuyển.
 
Đơn vị chuyên chở sẽ có trách nhiệm quản lý và chăm sóc hàng hóa tại kho bãi, thuê hoặc thực hiện công việc bốc xếp các container lên tàu, bốc dỡ container tại cảng đích và thanh toán các khoản phí những dịch vụ trên.

Hàng LCL là gì?

LCL hay còn gọi là hàng lẻ, hàng không xếp đủ trong 1 container (Less than Container Loading), hàng hóa của 1 chủ hàng không đủ để xếp trong 1 container, khi đó cần xếp thêm hàng của những chủ hàng khác. Hàng LCL thường được vận chuyển gồm nhiều mặt hàng khác nhau, do vậy có nhiều vấn đề cần quan tâm để đảm bảo về thời gian vận chuyển, tình trạng hàng hóa.
 
Các lô hàng được xếp trong 1 container không phải lúc nào cũng được vận chuyển đến một điểm đến, có thể cần qua nhiều lần bốc dỡ thay đổi container mới tới nơi nhận, do vậy người gửi hàng cần quan tâm tới vấn đề này.

Quy trình gửi hàng LCL

Doanh nghiệp (người gửi hàng) cần vận chuyển hàng của mình tới các kho hàng của đơn vị chuyên chở để thực hiện đóng hàng, người gửi hàng có thể làm việc với một đơn vị vận chuyển hàng nào đó để thực hiện việc gửi hàng tới kho, cảng.
 
Người gửi hàng cần chuẩn bị hoặc gửi cho người gom hàng những giấy tờ cần thiết của kho hàng như Packing list, VGM, giấy giới thiệu,… để được phép gửi hàng vào kho cảng.
 
Người nhận hàng lẻ LCL cần chuẩn bị các giấy phép nhập khẩu, thủ tục thông quan cho lô hàng, có những giấy tờ, vận đơn hợp lệ với người gom hàng để nhận hàng.

Vận chuyển kết hợp FCL/LCL và LCL/FCL

Tùy theo thỏa thuận của bên gửi hàng và bên chuyên chở hàng, sẽ có những lựa chọn hình thức vận chuyển hàng hóa phù hợp, gửi nguyên – giao lẻ (FCL/LCL) hay gửi lẻ - giao nguyên (LCL/FCL).

Những lưu ý khi vận chuyển hàng FCL và LCL: Đi trực tiếp hay đi chuyển tiếp

Khi vận chuyển hàng container (FCL và LCL) sẽ có những lựa chọn hình thức đó là chuyển trực tiếp (direct) hay gián tiếp (via).
 
Đi trực tiếp, hàng sẽ được vận chuyển từ nơi gửi tới nơi nhận mà không cần thao dỡ hoặc chuyển sang container khác ở các cảng trung gian, còn với loại đi chuyển tiếp thì hàng có thể bị tháo dỡ, chuyển sang container khác ở các cảng trung gian.

Lựa chọn đơn vị uy tín

Đương nhiên rồi, dịch vụ vận chuyển hàng quốc tế cần nhiều thủ tục và quá trình phức tạp, nên cần phải lựa chọn đơn vị vận chuyển có kinh nghiệm, trách nhiệm với việc vận chuyển hàng.
 
Ngoài vận chuyển hàng nhanh bằng đường hàng không, Wanyang còn khai thác tuyến vận chuyển bằng đường biển, phục vụ khách hàng vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu an toàn và tiết kiệm, liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí.
 
Như vậy, bài viết trên đã mang đến cho các bạn những thông tin quan trọng về hàng FCL là gì, hàng LCL là gì, những thủ tục và quy trình gửi hàng, đơn vị vận chuyển hàng FCL, hàng LCL uy tín. Chúc các bạn có những trải nghiệm thú vị cùng dịch vụ.
 

 

TOP